TP.HCM LO ĐỘI VỐN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI VÀ CAO TỐC VÌ CHẬM TIẾN ĐỘ

TP.HCM LO ĐỘI VỐN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI VÀ CAO TỐC VÌ CHẬM TIẾN ĐỘ

TP.HCM LO ĐỘI VỐN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI VÀ CAO TỐC VÌ CHẬM TIẾN ĐỘ

Nguyễn Văn Linh, Phường 7, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh | Email: Sale.dreamhome1@gmail.com Hotline: 0906 388 348
TP.HCM LO ĐỘI VỐN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI VÀ CAO TỐC VÌ CHẬM TIẾN ĐỘ

Sở GTVT TP.HCM tiếp tục kiến nghị nhiều cơ chế về việc huy động vốn ưu tiên các dự án làm đường vành đai và cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

 

CÔNG TY THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN TÍN PHÁT

Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TP báo cáo việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư các dự án khép kín đường vành đai 2, 3, 4 và dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

 

Đội vốn do chi phí giải phóng mặt bằng tăng

Theo báo cáo của Sở GTVT, đơn vị này đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài với tổng mức đầu tư 15.900 tỉ đồng. Con số này tăng 2.286 tỉ đồng so với tổng vốn dự tính mới đây (13.614 tỉ đồng) và gần 5.200 tỉ đồng so với mức dự kiến ban đầu, công bố năm 2019 (10.700 tỉ đồng).
Vốn đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài tăng chủ yếu do cập nhật phần đền bù, giải phóng mặt bằng. Trước đó, tổng chi phí này ước tính hơn 5.100 tỉ đồng, hiện tăng lên 7.433 tỉ đồng. Trong đó, phần đền bù giải tỏa ở TP.HCM chiếm hơn 5.900 tỉ đồng, còn lại thuộc địa bàn Tây Ninh.
Dự án sẽ được trình để HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 7 tới. Sở GTVTđang kiến nghị thành phố xem xét, đồng thuận đề xuất thực hiện dự án, gồm nhiều nội dung như: quy mô, địa điểm, hợp đồng BOT, sơ bộ tổng mức đầu tư, vốn ngân sách trong dự án... để nhanh chóng triển khai, xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Tương tự, Sở GTVT đánh giá việc sớm đầu tư khép kín đường Vành đai 2 là thực sự cấp bách. Trường hợp chậm thực hiện đầu tư, khả năng tổng vốn đầu tư dự án đường Vành đai 2 - đoạn 1 sẽ tăng do chi phí giải phóng mặt bằng tăng.
Để đảm bảo tiến độ của dự án, Sở GTVT kiến nghị trước mắt đề xuất phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 gồm: thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo ranh quy hoạch; đầu tư quy mô mặt cắt ngang đồng bộ với đoạn 3 đang đầu tư và các nút giao đồng mức giữa đường Vành đai 2 với Xa lộ Hà Nội, đường Phạm Văn Đồng. Giai đoạn 2 sẽ được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch trên cơ sở nhu cầu giao thông và khả năng thành phố cân đối nguồn vốn. Đồng thời, ưu tiên đưa dự án đoạn 1, đoạn 2 đường Vành đai 2 vào danh mục dự án đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.
Đối với đoạn 3, hiện dự án đã đạt khoảng 44% tiến độ nhưng phải tạm ngưng do vướng mặt bằng và chưa điều chỉnh dự án đầu tư, các thủ tục thanh toán quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư theo đúng hợp đồng BT đã ký.  Sở đề xuất UBND TP giao các Sở, ngành liên quan nhanh chóng rà soát, hướng dẫn nhà đầu tư trình duyệt điều chỉnh dự án, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và chấp thuận các khu đất thanh toán hợp đồng BT của dự án theo đúng quy định.

Chuyển hướng xã hội hóa

Đối với dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4, tại cuộc họp mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo "thống nhất triển khai các dự án theo hình thức BOT, trong đó các địa phương chủ động nghiên cứu thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cũng như các nội dung công việc có liên quan... Chính phủ sẽ nghiên cứu hỗ trợ một phần xây lắp bằng vốn trung ương (nếu phương án tài chính trong dự án BOT không cân đối được). Do đó, Sở GTVT dự kiến các dự án thành phần 1A, 1B, 2A, 2B, đoạn 3, đoạn 4 của đường Vành đai 3 và đường Vành đai 4 cần phải nghiên cứu triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Tuy nhiên, đoạn 3, đoạn 4 của tuyến Vành đai 3 có tỷ lệ chi phí giải phóng mặt bằng so với tổng mức đầu tư lớn hơn 50% nên trường hợp thành phố thực hiện công tác này sẽ không đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP theo quy định. Sở GTVT kiến nghị UBND TP báo cáo Chính phủ nguyên tắc phần tỷ lệ góp vốn của nhà nước đối với dự án PPP không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.
Báo cáo chung về nguồn lực, Sở GTVT TP cho biết việc đầu tư khép kín đường Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đòi hỏi nguồn lực rất lớn, khoảng 56.094 tỉ đồng; Dự kiến được cân đối từ việc tăng tỷ lệ nguồn vốn ngân sách thành phố được giữ lại và nguồn khai thác quỹ đất hai bên dọc đường vành đai, cao tốc. Do đó, lãnh đạo ngành giao thông thành phố kiến nghị UBND cần cân đối ngân sách để thực hiện khép kín 3 đường vành đai và làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài trong giai đoạn 2021 - 2025; Đưa các dự án trên vào danh mục sẽ được đầu tư trong giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách thành phố.

CÔNG TY THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN TÍN PHÁT

 

Bản đồ đường vành đai 2 TP. HCM
Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan rà soát quỹ đất hai bên dọc Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài để nghiên cứu đề xuất các nội dung liên quan như: xác định vị trí, diện tích đất thu hồi dọc hai bên tuyển để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai; cơ chế điều chỉnh quy hoạch TOD (thẩm quyền, nội dung...); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất (đất quốc phòng, rừng phòng hộ, đất đặc thù... không thuộc thẩm quyền của thành phố).
Ngoài ra, Sở đề nghị UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, tham mưu các cơ chế để tạo nguồn vốn (như cổ phần hóa doanh nghiệp), tiếp tục rà soát trình tự, thủ tục triển khai các dự án vành đai, cao tốc sau khi cơ chế đặc thù được thống nhất nhằm đảm bảo hạn chế vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.  Nguồn: Thanhnien.vn

CÓ NÊN MỞ CỬA KHI HÀNG XÓM LÀ F0?

LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH LÂY NHIỄM KHI CHĂM SÓC F0 TẠI NHÀ?

BẤT ĐỘNG SẢN QUẬN 8 ĐÓN ĐẦU TĂNG TRƯỞNG HẠ TẦNG

Chia sẻ: